Ẩn dụ Dụ ngôn Người Samari nhân lành

Ẩn dụ về lòng nhân ái

Người Samari nhân đức, tranh vẽ của Aimé Morot, 1880Tranh vẽ của RembrandtTranh vẽ của van Gogh

Phúc âm Mátthêu kể rằng, khi được một người hỏi: "trong sách Moses, điều răn nào là điều răn lớn nhất?" thì Giê-xu đã trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi"; và ngài nói thêm: "ngươi phải yêu người lân cận như chính mình" (Ma-thi-ơ 22: 34-40).

Thế nào là người lân cận (có bản dịch khác là người láng giềng), trong Dụ ngôn Người Samaria nhân lành này, có thể hiểu Giê-xu giải thích đó là bất cứ người nào mà ta gặp, người lân cận ở đây bao gồm tất cả những người đang cần giúp đỡ, và như thế phải tỏ sự nhân ái, biết quan tâm người khác.

Trong bài giảng trên núi, Giê-xu cũng nhắc nhở "Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!" (Ma-thi-ơ 5:7) và "Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình. Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu cả kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi" (Ma-thi-ơ 5:44)

Ẩn dụ về sự Sa ngã của Loài người và về sự Cứu rỗi

Theo luận giải của John W. Welch:[4]

"Nội dung của dụ ngôn này là rất thú vị và có ý nghĩa ứng dụng thực tế. Nhưng sâu xa hơn nữa, truyền thống lâu đời của Cơ Đốc giáo xem dụ ngôn này là ẩn dụ về sự sa ngã của loài người và ân sủng cứu rỗi Thiên Chúa dành cho họ. Sự thông hiểu ý nghĩa câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành của hội thánh sơ khai được thể hiện trên những tác phẩm nghệ thuật ở một giáo đường danh tiếng xây dựng từ thế kỷ 11 tại thành phố Chartres ở nước Pháp. Trên một trong những cửa sổ của nhà thờ, phần trên vẽ tranh AdamEva lúc bị đuổi khỏi vườn Eden do phạm tội, và ngay bên dưới là tranh vẽ về câu chuyện người Sa-ma-ri nhân lành." Cách luận giải theo biểu tượng này là phổ biến trong thời kỳ Trung Cổ[5]... Từ thế kỷ thứ 2, Irenaeus ở Pháp và Clement thành Alexandria đã nhận ra rằng người Samaria nhân lành là biểu tượng cho Chúa Giê-xu đang cứu rỗi loài người sa ngã mang đầy thương tích của tội lỗi. Origin, một môn đệ của Clement, giải thích rằng cách luận giải theo phép ẩn dụ này lưu truyền từ các tín hữu Cơ Đốc thời kỳ hội thánh tiên khởi:

Người đàn ông đang trên đường đi xuống biểu trưng cho Adam. Jerusalemthiên đàng, Jericho là thế gian. Kẻ cướp là quyền lực thù địch. Thầy tư tế là Luật pháp, người Lê-vi là các tiên tri, người Sa-ma-ri là Chúa Giê-xu. Các vết thương là lòng bội nghịch của con người đối với Thiên Chúa, con lừa là thân thể Chúa, quán trọ, nơi đón tiếp mọi người muốn vào, là hội thánh... Người chủ quán trọ là đầu của hội thánh, là người chăm sóc nạn nhân. Và lời hứa của người Samaria sẽ trở lại biểu trưng cho sự tái lâm của Chúa Giê-xu.[6]

Cách giải thích theo phép ẩn dụ này không chỉ được loan truyền bởi các môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-xu, mà còn được lưu truyền suốt thời kỳ sơ khai của Cơ Đốc giáo bởi các giáo phụ như Irenaeus, Clement, và Origen. Trong thế kỷ thứ tư và thứ năm có Chrysostom thành Constantinopolis, Ambrose thành Milan, và Augustine ở Bắc Phi".

Liên quan